Đọc truyện cho trẻ em nghe như thế nào
Đọc truyện cho trẻ em nghe nên bắt đầu ngay từ ngày hôm nay. Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ mẫu giáo và thậm chí cả trẻ lớn hơn đều được hưởng lợi khi có người chăm sóc đọc sách cho bé nghe.
2.1. Bắt đầu việc nghe đọc truyện cho trẻ em chưa đi học ra sao?
Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc đọc truyện cho trẻ em nghe nên bắt đầu từ những cuốn sách có hình ảnh đơn giản nhưng màu sắc và tươi sáng, rõ nét. Khi trẻ lớn hơn một chút (từ 7 đến 12 tháng tuổi), việc đọc cho bé nghe có thể mở rộng sang những cuốn sách có cụm từ đơn giản hoặc một dòng văn bản liên quan đến hình ảnh trên trang.
Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi có thể thấy thú vị khi được đọc cho bé nghe những cuốn sách có hình ảnh những đứa trẻ khác đang làm những việc hàng ngày, những cuốn sách có động vật, nhân vật hoạt hình hoặc những cảnh quen thuộc trong cuộc sống. Ở nhóm tuổi này, việc đọc truyện cho trẻ em nghe có thể thực hiện với những câu chuyện đơn giản, có diễn biến của các sự kiện, với những hình ảnh chi tiết hơn
Khi trẻ bắt đầu tập nói hoặc đã biết nói, hãy thử cùng bé tương tác trong khi đọc sách cho bé nghe. Ví dụ, chỉ vào một bức tranh và hỏi "Cái gì vậy?" hay "Ôi, đó là một quả chuối!" để khiến bé tương tác với cuốn sách. Hãy tích cực và cố gắng tương tác với con, ví dụ nếu bé trả lời “con mèo”, bạn có thể hỗ trợ “Đúng, trông giống như một con mèo, nhưng nó thực sự là một con sóc!”.
2.2. Lựa chọn sách như thế nào để đọc truyện cho trẻ đã đi học?
Khi trẻ đi học mẫu giáo, cùng với việc đọc truyện cho trẻ em nghe hãy giúp bé học thuộc những bài đồng dao dành cho lứa tuổi mẫu giáo để luyện khả năng tiếp thu và ghi nhớ. Khi bé bắt đầu tự đọc, có thể để trẻ đọc thay vì đọc truyện cho trẻ em nghe. Việc đặt những câu hỏi để kiểm tra khả năng hiểu của con như "Con nghĩ điều gì có thể xảy ra tiếp theo?" thay vì những câu hỏi đơn giản như "Lá cây trong tranh màu gì?" sẽ giúp cho con có cơ hội để vận động suy nghĩ và tìm hiểu câu chuyện sâu hơn.
Không nên ngừng đọc sách cho bé nghe sau khi trẻ có thể tự đọc. Mặc dù, việc đọc sách độc lập chắc chắn là quan trọng, nhưng việc đọc truyện cho trẻ em nghe vẫn mang lại lợi ích cả về mặt học tập và cảm xúc.
Làm sao để thành công trong việc đọc truyện cho trẻ em nghe?
Dưới đây là một số yếu tố góp phần đọc truyện cho trẻ em nghe được thực hiện thành công:
- Dành thời gian để đọc truyện cho trẻ em nghe: Dành thời gian để đọc sách cho bé nghe tưởng đơn giản nhưng chính là việc đầu tiên và quan trọng nhất thực sự cần làm. Hãy xem việc đọc sách cho bé nghe là một hoạt động duy trì hàng ngày và dành sự chú ý tập trung, không để bị ảnh hưởng bởi những việc khác.
- Hãy kiên định: Hãy cố gắng biến việc đọc sách cho bé nghe trở thành một phần thói quen thường xuyên. Trẻ em thích nghe đi nghe lại những câu chuyện giống nhau và chúng học qua kiểu lặp lại này nên không cần đắn đo về việc chưa tìm được những cuốn sách khác nhau.
- Tạo ra những trải nghiệm vui vẻ: Hãy sử dụng các giọng nói khác nhau cho các nhân vật khác nhau, tạo khoảng dừng, lồng ghép bài hát hoặc thêm các yếu tố các kịch tính khác để làm cho câu chuyện trở nên sống động trong khi đọc truyện cho trẻ em nghe. Những việc này không chỉ giúp cho hoạt động đọc sách cho bé nghe trở nên thú vị mà còn giúp trẻ hiểu rõ hơn về câu chuyện.
- Giúp trẻ kết nối với câu truyện: Trẻ em hứng thú hơn khi áp dụng những câu chuyện vào cuộc sống của chính mình. Điều này không chỉ làm cho câu chuyện có ý nghĩa hơn mà còn có thể giúp các bé ứng phó với những tình huống khác nhau mà chúng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, trong khi đọc truyện cho trẻ em nghe, có thể hướng suy nghĩ của bé liên tưởng và kết nối câu truyện đến chính các bé.
- Tương tác trong khi đọc truyện cho trẻ em nghe: Ngoài đọc sách, sự tương tác giữa bố mẹ và con cái trong quá trình đọc sách cho bé nghe sẽ giúp tìm hiểu và phát triển những suy nghĩ của các bé.